Những khái niệm khi tìm hiểu Các loại dẫn động trên xe Toyota
- Hệ Dẫn động: Là cách thức mà một nhà sản xuất xe hơi thiết kế các bộ phận truyền lực quay từ động cơ ra bánh xe.
- Bánh xe dẫn động: Là bánh xe nhận được lực dẫn động từ động cơ, chủ động quay theo ý người lái để giúp chiếc xe di chuyển
- Cầu xe: Là trục chứa các bánh xe dẫn độ Ví dụ: “Cầu trước” chỉ loại xe có các bánh dẫn động là bánh trước hay “Cầu sau” là loại xe có bánh dẫn động là bánh sau
- Trục các-đăng: Hay còn gọi là trục truyền động – Là một trục kim loại hình trục để truyền lực từ động cơ ra cầu trước hoặc sau.
- Hộp phân phối: Là bộ phận phân chia lực mô men từ động cơ cho cầu trước và cầu sau, nó chỉ xuất hiện trên những loại xe có dẫn động trên cả 2 cầu
- Vi-sai: Là bộ phận nhận lực truyền từ động cơ và phân phối lực đó tới 2 bánh xe mà nó đảm nhiệ Ví du: “Vi-sai cầu sau” là bộ vi sau tiếp nhận lực mô men được phân phối từ hộp phân phối tới cầu sau và tiếp tục phân chia lực này cho 2 bánh dẫn động phía sau một cách hợp lý trong quá trình di chuyển của xe.
Căn cứ theo mục đích sử dụng và giới hạn chi phí của các loại xe mà nhà sản xuất sẽ thiết kế các loại dẫn động xe Toyota khác nhau cho phù hợp. Có thể có nhiều kiểu dẫn động và sau đây là 4 kiểu dẫn động phổ biến nhất được áp dụng trên các dòng xe Toyota
- FWD (Dẫn động cầu trước): Là kiểu dẫn động mà lực mô men từ động cơ chỉ truyền ra các bánh xe phía trướ
- RWD (Dẫn động cầu sau): Là kiểu dẫn động mà lực mô men từ động cơ chỉ truyền ra các bánh xe phía sau.
- 4WD (Dẫn động 2 cầu Bán thời gian): Là kiểu dẫn động mà lực mô men từ động cơ truyền ra cả cầu trước và sau nhưng có thể tùy chỉnh chỉ dẫn động thuần cầu sau
- FWD (Dẫn động 2 cầu Toàn thời gian): Là kiểu dẫn động mà lực mô men từ động truyền cho cả 2 cầu trong toàn bộ quá trình xe di chuyể
Cấu tạo, ưu nhược điểm các loại dẫn động trên xe Toyota
FWD – Dẫn động cầu trước
Về cấu tạo
Hệ dẫn động cầu trước là kiểu dẫn động đơn giản và phổ phiến nhất trên các loại xe hơi du lịch ngày nay. Các bộ phận chính gồm có:
- Vi sai cầu trước: Phân phối lực mô-men hợp lý cho 2 bánh xe trước
- Hộp số: Thay đổi đổi tỷ số truyền từ động cơ tới bánh xe
- Ly hợp: Đóng ngắt sự truyền lực từ động cơ ra hộp số
- Trục truyền động: Hay trục láp – Truyền lực từ hộp số tới bánh xe
- Động cơ: Thường sẽ được đặt nằm ngang
Ưu điểm
- Cấu tạo đơn giản nên chi phí sản xuất thấp
- Độ bám đường tốt ở bánh dẫn hướng do tác động ma sát lớn
- Trọng lượng xe thấp do ít chi tiết
- Tất cả bộ phận nằm hoàn toàn ở phía trước nên rất dễ tối ưu việc bố trí không gian hành khá
Nhược điểm:
- Bánh xe phía trước vừa đảm nhiệm dẫn hướng vừa dẫn động nên việc bố trí lắp đặt phức tạp và khó tối ưu cho tất cả các nhiệm vụ
- Phân bổ trọng lượng khó cân bằng giữa cầu trước và cầu sau dẫn đến cảm giác lái khó tối ư
Hiện nay các mẫu xe của Toyota Ninh Bình đã được trang bị kiểu dẫn động cầu trước gồm:
- Toyota Vios
- Toyota Raize
- Toyota Yaris
- Toyota Altis
- Toyota Camry
- Toyota Avanza
- Toyota Veloz
- Toyota Cross
- Toyota Alphard
RWD – Dẫn động cầu sau
Về cấu tạo hệ dẫn động cầu sau là kiểu dẫn động có lực phát động từ các bánh sau chúng ta thường thấy nó xuất hiện trên các mẫu xe thể thao và xe tải. Các bộ phận chính gồm có:
- Vi sai cầu sau: Phân phối lực mô-men hợp lý cho 2 bánh xe sau
- Hộp số: Thay đổi đổi tỷ số truyền từ động cơ tới bánh xe
- Ly hợp: Đóng ngắt sự truyền lực từ động cơ ra hộp số
- Trục truyền động: Trục các-đăng truyền lực từ hộp số ra cầu sau của xe.
- Động cơ: Thường sẽ được đặt dọc theo thân xe để tối ưu hiệu suất truyền lực
Ưu điểm
- Lực phát động từ phía sau nên sẽ tối ưu được mô-men giúp xe chở tải tốt hơn, tăng tốc tốt hơn
- Trọng lượng phân phối đều giữa cầu trước và sau giúp tăng cảm giác lái và sự ổn định
- Hệ thống lái và dẫn động được tách riêng nên dễ tối ưu, đồng thời dễ bảo dưỡng sửa chữ
Nhược điểm:
- Nhiều bộ phần hơn nên làm tăng trọng lượng xe, tăng chi phí sản xuấ
- Động cơ và hộp số đặt dọc, cộng xem trục các đăng dài khiến việc tối ưu không gian hành khách khó hơ
Hiện nay các mẫu xe của Toyota Ninh Bình đã được trang bị kiểu dẫn động cầu sau gồm:
- Toyota Innova
- Toyota Fortuner 4×2
- Toyota Hilux 4×2
4WD – Dẫn động 2 cầu bán thời gian
Về cấu tạo hệ dẫn động 2 cầu bán thời gian là kiểu dẫn động có lực phát động cả 4 bánh xe, có thể điều chỉnh chế độ dẫn động thuần cầu sau theo chủ ý người lái. Các bộ phận chính gồm có:
- Vi sai cầu trước: Phân phối lực mô-men hợp lý cho 2 bánh xe trước
- Vi sai cầu sau: Phân phối lực mô-men hợp lý cho 2 bánh xe sau
- Hộp số: Thay đổi đổi tỷ số truyền từ động cơ tới bánh xe
- Ly hợp: Đóng ngắt sự truyền lực từ động cơ ra hộp số
- Hộp phân phối: Phân phối lực mô-men cho cầu trước và cầu sau trong trường hợp di chuyển 2 cầu và ngắt mô-men đến cầu trước trong trường hợp di chuyển cầu sau. Được điều khiển thông qua nút cài cầu trong khoang lái
- Trục truyền động trước: truyền lực từ hộp phân phối ra cầu trước của xe.
- Trục truyền động sau: Trục các-đăng truyền lực từ hộp phân phối ra cầu sau của xe.
- Động cơ: Thường sẽ được đặt dọc theo thân xe để tối ưu hiệu suất truyền lực
Ưu điểm
- Cho phép linh hoạt thay đổi giữa dẫn động 1 cầu và 2 cầu
- Tối ưu hơn về việc di chuyển trên các địa hình khó
Nhược điểm:
- Cấu tạo tương đối phức tạp, nhiều chi tiết hơn nên làm tăng trọng lượng xe, tăng chi phí sản xuấ
- Động cơ và hộp số đặt dọc, cộng xem trục các đăng dài khiến việc tối ưu không gian hành khách khó hơ
- Khó khăn hơn trong bảo dưỡng sửa chữa
- Hộp phân phối kiểu đơn giản nên không linh hoạt mô-men giữa cầu trước và sau, nếu chạy chế độ 4WD trên đường trường lâu có thể gây hỏng hộp phân phố
Hiện nay các mẫu xe của Toyota Ninh Bình đã được trang bị kiểu dẫn động cầu sau gồm:
- Toyota Fortuner 4×4
- Toyota Hilux 4×4
4WD – Dẫn động 2 cầu bán thời gian
Về cấu tạo hệ dẫn động 2 cầu toàn thời gian là kiểu dẫn động có lực phát động cả 4 bánh xe, không thể điều chỉnh chế độ dẫn động thuần cầu sau như chế độ 4WD. Các bộ phận chính gồm có:
- Vi sai cầu trước: Phân phối lực mô-men hợp lý cho 2 bánh xe trước
- Vi sai cầu sau: Phân phối lực mô-men hợp lý cho 2 bánh xe sau
- Vi sai cầu trung tâm (Hộp phân phối): Phân phối lực mô-men hợp lý cho cầu trước và cầu sau theo các tối ưu nhất khi di chuyển trên các loại địa hình khác nhau
- Hộp số: Thay đổi đổi tỷ số truyền từ động cơ tới bánh xe
- Ly hợp: Đóng ngắt sự truyền lực từ động cơ ra hộp số
- Trục truyền động trước: truyền lực từ hộp phân phối ra cầu trước của xe.
- Trục truyền động sau: Trục các-đăng truyền lực từ hộp phân phối ra cầu sau của xe.
- Động cơ: Thường sẽ được đặt dọc theo thân xe để tối ưu hiệu suất truyền lực
Ưu điểm
- Cho phép linh hoạt thay đổi giữa dẫn động 1 cầu và 2 cầu
- Tối ưu hơn về việc di chuyển trên các địa hình khó
- Có sự xuất hiện của vi-sai trung tâm nên sẽ rất linh hoạt phân bổ mô-men tới 2 cầu giúp xe dễ dàng vượt qua các địa hình khó và đặc biệt nâng cao độ bám đường khi vào đường trơn trượt, ướt tốc độ cao, tăng độ an toàn
- Dễ dàng tích hợp với nhiều chế độ vượt địa hình khác nhau.
Nhược điểm:
- Cấu tạo tương đối phức tạp, nhiều chi tiết hơn nên làm tăng trọng lượng xe, tăng chi phí sản xuấ
- Động cơ và hộp số đặt dọc, cộng xem trục các đăng dài khiến việc tối ưu không gian hành khách khó hơ
- Khó khăn hơn trong bảo dưỡng sửa chữa
Hiện nay các mẫu xe của Toyota Ninh Bình đã được trang bị kiểu dẫn động cầu sau gồm:
Theo dõi Fanpage Toyota Ninh Bình